Đã mắt với Lamborghini Aventador ngụy trang da rắn

Mức giảm có thể dao động 15-17% thậm chí tới 50% tùy từng hãng và từng chặng, nhờ tình hình giá nhiên liệu bay giảm gần nửa cũng như áp lực cạnh tranh trên thị trường. 

 

Đang dao động dưới ngưỡng 60 USD một thùng, giá dầu thô trên thị trường thế giới đến nay đã giảm khoảng 40% so với giai đoạn đầu năm 2014. Không chỉ các mặt hàng xăng, dầu RON 92, diesel dành cho phương tiện đường bộ, giá xăng máy bay - Jet A1 cũng nhờ vậy mà rẻ đi đáng kể. Theo thống kê của Cục Hàng không, giá loại nhiên liệu bay hiện ở mức 90,63 USD mỗi thùng, khi về đến Việt Nam tháng 12/2014. Con số này thấp hơn 43% so với giả định 130 USD trong phương án tính toán trần giá vé máy bay nội địa.

Ngày 20/12, Bộ Tài chính cũng vừa quyết định hạ 15% mức trần giá vé máy bay hạng phổ thông trên các đường bay độc quyền, còn 4.250 đồng trên một km.

Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo các hãng hàng không cho biết xăng dầu chiếm 38-45% chi phí giá thành nên khi rẻ đi, việc giảm cước cũng là hợp lý. Các hãng cho biết thực ra họ đã giảm giá vé trong những tháng vừa qua.

"Nhiên liệu rẻ đi góp phần làm giảm giá vé", ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc hãng hàng không Jetstar Pacific khẳng định. Theo tính toán của hãng, giá trung bình trong 3 tháng cuối 2014 thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Jetstar nhận định giá vé những tháng tới sẽ có thể còn hạ 15-17% nhờ giá nhiên liệu giảm.

Còn với Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh cho biết mức giảm giá trên một số đường lớn hơn con số 20%, thậm chí có nơi lên đến 50%. Chẳng hạn đường bay từ Hà Nội đi Moscow thường có giá quanh 9,3 triệu đồng một chiều cho hạng phổ thông trong giai đoạn không cao điểm, nay được hạ xuống mức 3,2 đến 6,4 triệu đồng. 

may-bay-JPA-1204-1419069553.jpg

Theo các hãng hàng không, việc giá trần giảm sẽ không tác động nhiều đến việc họ niêm yết giá, do mức trần mới vẫn còn cao và giá cả do cung cầu tự quyết định. Ảnh: Thanh Bình

Ông Phạm Ngọc Minh cho biết nhiên liệu chỉ là một phần nguyên nhân khiến các hãng phải điều chỉnh giá vé. Những tháng qua là thời gian khó khăn của ngành. Diễn biến Biển Đông ảnh hưởng đến các đường bay đi Trung Quốc vào giữa năm, kinh tế Nga khó khăn ảnh hưởng đến lượng khách đến Việt Nam du lịch. Do đó, giá vé đã được điều chỉnh để kích cầu. 

Còn với Jetstar, ông Lê Hồng Hà cho hay nguyên nhân chủ yếu là do tải cung ứng lớn dẫn đến cạnh tranh. Theo ông, trong 3 tháng cuối năm, cả ba hãng hàng không liên tục nhận nhiều đường bay và tàu bay mới. Có nhiều tuyến chỉ một đến hai hãng khai thác trước đây, nay có thêm cạnh tranh như Hà Nội - Bangkok,  TP HCM - Đồng Hới, Hà Nội - Vinh... Với Jetstar, việc giảm giá vé thể hiện qua nhiều hình thức, trong đó có khuyến mãi. 

Đại diện cả 3 hãng hàng không nhận định giá nhiên liệu giảm khiến tình hình kinh doanh của họ tốt lên trong 3 tháng cuối năm. Ông Phạm Ngọc Minh cho hay trong quý IV, tình hình kinh doanh cũng hãng "lãi tăng chút chút" so với quý II. 

Đại diện Cục Hàng không nhận định sau khi có mức trần mới, mặt bằng giá vé trung bình sẽ giảm xuống. Theo đó, sau khi Bộ Tài chính giảm trần giá vé, Cục sẽ sớm tính toán và công bố mức trần cụ thể hơn cho 5 cự ly vận chuyển với tất cả các đường bay (độc quyền lẫn không độc quyền). Sau khi có mức trần mới từ Cục, dự kiến vào đầu năm tới các hãng hàng không sẽ điều chỉnh lại bảng giá và đăng ký với cơ quan quản lý.

Trong khi chờ mức giá mới, lãnh đạo Cục Quản lý giá của Bộ Tài chính cho hay thời gian vừa rồi, không hãng hàng không nào vượt trần mà Bộ quy định từ năm 2011 đến nay.

Mức trần theo nhóm 5 cự ly vận chuyển theo mức trần cũ 5.000 đồng một  hành khách mỗi km
Nhóm Khoảng cách Mức tối đa (đồng/01 vé một chiều)
I Dưới 500 km 1.700.000
II Từ 500 đến dưới 850 km 2.250.000
III Từ 850 đến dưới 1.000 km 2.890.000
IV Từ 1.000 đến dưới 1.280 km 3.400.000
V Trên 1.280 km 4.000.000

Theo quy định, mức trần của Bộ tài chính được áp dụng đối với đường bay độc quyền, tức đường bay chỉ có một hãng khai thác. Khảo sát trên số ít đường bay độc quyền còn lại, giá vé mà các hãng đang bán thấp hơn trần. Ví dụ, đường bay Hà Nội - Chu Lai khoảng cách 428km do Vietnam Airlines độc quyền khai thác hiện bán vé hạng ghế phổ thông giá 1,05 triệu đồng. Giai đoạn tháng 1/2015 nhiều ghế được bán với giá khuyến mãi 499.000 đến 650.000 đồng. 

Còn trên các đường bay không độc quyền, do cả ba hãng cùng khai thác, giá vé cũng đang niêm yết thấp hơn trần. Với chuyến bay Hà Nội đi Phú Quốc (dài 1.575km) giai đoạn tháng 3/2014, vé hạng phổ thông đang được niêm yết từ 1,3 đến 1,8 triệu đồng ở cả ba hãng. Trong khi đó, mức trần chưa điều chỉnh của Cục Hàng không dành cho đường này là 4 triệu đồng. 

Bên cạnh việc căn cứ vào trần do cơ quan quản lý đặt ra, đại diện các hãng hàng không cho rằng giá vé máy bay còn do thị trường tự quyết định bởi yếu tố cung cầu. "Không chờ hạ trần, lượng cung ứng lớn thì giá sẽ tự động giảm xuống", ông Lê Hồng Hà nhận xét.

Còn đại diện Vietjet Air cho rằng mức trần từng hữu ích khi thị trường chỉ có một đến hai hàng không và mỗi hãng chỉ có hai mức giá. "Còn hiện nay các hãng đều có hơn chục mức giá cho một đường bay. Để giá quá cao sẽ không cạnh tranh được", một đại diện của Vietjet nói.

 


Back to Top