Một số thiết bị nâng thông dụng

palăng điện, palăng cáp, palăng xích, tời cáp điện, Tời cáp treo

MỘT SỐ THIẾT BỊ NÂNG THÔNG DỤNG
I.- Các thiết bị nâng đơn giản:
Là các thiết bị nâng chỉ thực hiện chuyển động nâng, hạ.
Gồm các thiết bị: Kích, Tời, Palăng.
1.- Kích: Thực hiện nâng hạ vật với độ cao nâng không lớn; h< 0.7 mét. Tuỳ thuộc
nguyên lý dẫn động bộ phận công tác, phân biệt: Kích thanh răng, kích vít, kích thuỷ lực.
a.- Kích thanh răng:

Sơ đồ nguyên lý được thể hiện như hình vẽ.
Đàu kích được dẫn động bằng bộ truyền bánh răng – thanh răng. Theo quy phạm an
toàn, kích được trang bị tay quay an toàn.
Quan hệ giữa Q và P được thể hiện qua công thức:
P = Q.r/(R.io.η). r: bán kính vòng lăn bánh răng ăn khớp vớI thanh răng
b.- Kích vít: Thực hiện độ cao nâng H = 0,2 – 0,4 mét.
 Ren dùng cho vít là ren hình thang có góc nâng  α = 4 – 5o. Đầu kích lắp trên trục
vít như là ổ chặn.
Quan hệ giữa lực P và tảI trọng Q:
P L = Q tg α + ϕ + trong đó:
dm: đường kính trung bình của ren vít
m: đường kính trung bình của đầu tựa
f: hệ số ma sát ở mặt tựa
ϕ: góc ma sát ở mặt ren.
Hiệu suất của kích vít:
c.- Kích thuỷ lực

Đầu kích chuyển động đi lên nhờ bơm thuỷ lực bơm dầu vào đáy đầu nâng. Việc
hạ đầu nâng được thực hiện khi mở van xả dầu. Kích vít có thể đạt đến trọng tải 750 tấn và độ cao nâng đến 0,7 mét.Theo nguyên tắc áp suất không đổi trong thành bình kín, ta có:
Do tỷ số d/D nên kích vít có thể đạt được trọng tải lớn.
2.- Tời Cáp
Tời là thiết bị nâng chỉ có trang bị cơ cấu nâng. Dùng để thực hiện việc nâng hạ vật
nặng theo phương thẳng đứng hoặc phương nghiêng. Tời có thể là thiết bị độc lập hoặc là
bộ phận máy của một thiết bị máy trục khác. Tời được lắp đặt cố định trên nền, tường hoặc trên kết cấu kim loại của máy trục.
Các bộ phận chính của tời gồm: Bộ phận dẫn động, bộ phận truyền động, tang cuốn
cáp và thiết bị phanh hãm. Tuỳ thuộc nguồn dẫn động, phân biệt tời tay và tời máy. Tời có thể dẫn động một tang hoặc nhiều tang. Có thể có tời 1 hoặc hai cấp tốc độ.

Tời ma sát với tang có đường kính thay đổi, có thể kéo vật vơi chiều dài cáp lớn.
Dạng lõm của tang đảm bảo cáp không chạy dọc theo đường sinh.
Quan hệ lực kéo : FZ = FH . efα
 Palăng:3.
Tương tự như tời, palăng là thiết bị nâng thực hiện nâng hạ vật nhưng là thiết bị cơ
động và thường được bố trí trên dầm của các máy trục khác như cầu trục, cổng
trục….Trong nhiều trường hợp, palăng được trang bị thêm cơ cấu di chuyển và được gọi
tên là xe lăn.
Tuỳ thuộc nguồn dẫn động có palăng tay và palăng điện.

II- Cầu trục lăn:
Được sử dụng trong nhà xưởng phục vụ cho việc chế tạo, sửa chữa, lắp ráp. Được
bố trí trên cao nên không chiếm diện tích mặt bằng phân xưởng. Cầu trục được trang bị các cơ cấu nâng, cơ cáu di chuyển xe và cơ cấu di chuyển cầu nên có thể vận chuyển vật nâng đến bất cứ một toạ độ nào trong không gian phân xưởng.
Tuỳ thuộc vào khẩu độ và tải trọng, có cầu trục 1 dầm hoặc 2 dầm.
1.- Sơ đồ cầu trục lăn:

Trên sơ đồ cầu trục lăn 1 dầm, có dầm chính chịu lực (1), dầm cuốI (5), các dàn
phụ (4), Palăng điên (3)và cabin (2). Trên các dầm cuối có lắp các bánh xe và được dẫn
động bằng cơ cấu di chuyển cầu.
2.- Kết cấu các dầm:
Trong kết cấu kim loại của cầu trục, dầm chính là bộ phận chịu lực chủ yếu. Yêu
cầu của dầm chính là phải đảm bảo độ bền và độ cứng.
ĐốI vớI trường hợp cầu trục 1 dầm, tiết diện dầm phải có dạng chữ I đế treo palăng.
Trường hợp đơn giản nhất là dùng dầm đơn không có gia cường. Nếu điều kiện cứng vững cũng như độ bền không được đảm bảo thì phải gia cường.
Đối với trường hợp cầu trục 2 dầm, tiết diện dầm thường có dạng hình hộp chữ
nhật. Theo quy phạm an toàn, cần phảI bố trí sàn thao tác để tiện cho việc bảo dưỡng, sửa
chữa Palăng…
Ngoài việc gia cường cho tiết diện dầm, trong nhiều trường hợp phảI dùng thêm
dạng khung, dàn… để tăng độ cứng vững.
Liên kết giữa dầm chính và dầm cuối có thể bằng mối ghép bulông hoặc mối ghép
hàn.Dầm cuối thường có kết cấu tiết diện hình hộp hoặc 2 thép U ghép lại.
Việc bố trí hộp trục đỡ các bánh xe có thể tiến hành theo phương thức hộp trục
riêng hoặc bố trí ổ bi ngay trong lòng bánh xe.
3.- Đặc điểm tính toán cầu trục:
Các bước tính toán:
- Xác định thông số cơ bản của cầu trục, Q,H, L, Vn, Vxe, Vcầu, CĐLV.
- Sơ bộ xác định trọng lượng của kết cấu kim loạI dầm chính, các bộ phận lắp đặt
trên cầu như cabin, xe lăn….
- Thiết kế các cơ cấu công tác (cơ cấu nâng vật, cơ cấu di chuyển xe con, cơ cấu
di chuyển cầu trục..). Các tính toán nầy đã được trình bày ở các phần trước.
- Tính kết cấu kim loại dầm chính.
Một cách đơn giản, xét trường hợp dầm chịu lực khi xe lăn có vị trí giữa dầm, sơ đồ
lực tác dụng như hình vẽ:
Mômen lực lớn nhất do tảI trọng gây ra tạI vị trí giữa dầm :
Mumax =1,25*[ (Q + Gxe)*L/8 + q*L2/8]
Kiểm tra độ bền:
Ứng suất lớn nhất tạI vị trí giữa dầm:
Xác đinh độ vóng tạI vị trí giữa dầm:


Back to Top